Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hay xây dựng cung cấp sản phẩm cho khách hàng cần tự tính toán giá thành phù hợp. Mức giá quan trọng là yếu tố cạnh tranh, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Yêu cầu người thực hiện tính giá cần đảm bảo tính chính xác của thông tin, nắm rõ đặc trưng của giá cả.
Chuyên viên kế toán trực tiếp sử dụng công cụ để tính giá phù hợp. Phần mềm kế toán làm nhiều công ty là công cụ được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, chính người tính giá cần hiểu đặc trưng từng loại giá sản phẩm doanh nghiệp để thực hiện thao tác nghiệp vụ chính xác. Chia sẻ dưới đây về các loại giá sản phẩm trong doanh nghiệp sẽ hữu ích cho bạn đọc.
Phân loại giá sản phẩm doanh nghiệp
Giá sản phẩm đưa ra thị trường được tính toán nhờ công thức nào? Dựa trên cơ sở nào mà doanh nghiệp định giá sản phẩm? Giá thành sản phẩm là chi phí được tính cho một khối lượng hàng hóa hoặc 1 đơn vị sản phẩm được tạo ra.
Tuy nhiên, có nhiều loại giá với các cách định giá khác nhau mà doanh nghiệp cần nắm rõ để tính giá phù hợp. Hiện ngay, có thể phân loại giá sản phẩm thành các loại cụ thể sau:
- Giá thành kế hoạch – Giá thành được tính dựa trên các kế hoạch về chi phí sản xuất và sản lượng dự kiến. Đây là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp để mang lại lợi nhuận kinh tế và ước lượng giá của thị trường tạo sức cạnh tranh.
- Giá thành định mức – được tính dựa trên chi phí cơ sở của các chi phí sản xuất hiện hành/ đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý của doanh nghiệp, tránh việc sản xuất vượt mức cho phép, ảnh hưởng đến lợi nhuận, tài chính doanh nghiệp.
- Giá thành thực tế – Giá được tính dựa trên các thông số thực tế về chi phí sản xuất, chi phí phát sinh, chi phí cho nguyên vật liệu. Loại giá này chỉ tính được khi hệ thống đưa và vận hành thực tế, có số liệu cụ thể.
- Giá thành sản xuất – Giá thành tổng thể của các hoạt động dịch vụ, lao vụ, đóng gói hàng hóa, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhân công trực tiếp làm việc… Thông tin giá thành sản xuất được ghi sổ kế toán, căn cứ để làm giá vốn bán hàng hay tính lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp.
- Giá thành hoàn thành sản phẩm – được tính bằng tổng của chi phí sản xuất và chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, dịch vụ cho các sản phẩm đã bán ra.
Đối tượng sử dụng tính giá sản phẩm hàng hóa
Nhiều yếu tố để tính giá sản phẩm hàng hóa sản xuất của doanh nghiệp. Nhưng cụ thể có thể kể đến như:
- Yếu tố nguyên liệu nhập vào – chi phí nguyên liệu tại thời điểm nhập kho để sản xuất sẽ quyết định nhiều đến giá sản phẩm.
- Yếu tố nhân công trực tiếp sản xuất – chi phí trả cho nhân công lao động tạo ra hàng hóa: lương, thuế, bảo hiểm, trách nhiệm với người lao động…
- Yếu tố chi phí sản xuất – với các chi phí gián tiếp, khấu hao tài sản sau mỗi kỳ, sản phẩm tồn kho, chi phí phát sinh.
Hàng hóa được nhập về hoặc sản xuất tại doanh nghiệp sẽ có mức tính giá khác nhau. Giá sản phẩm cũng được tính theo nhiều mức độ, giúp doanh nghiệp hoàn thiện mức giá chuẩn đưa ra thị trường. Khá nhiều yếu tố và đối tượng cần xem xét khi tính giá hàng hóa của doanh nghiệp.
Sử dụng công cụ phần mềm tại https://sme.misa.vn/64079/phan-mem-ke-toan-misa-dap-ung-yeu-cau-lam-viec-cua-nhieu-cong-ty/ để tính giá sản phẩm, nâng cao độ chính xác cho kết quả nhanh chóng. Hy vọng chia sẻ trên đây về các loại giá sẽ hữu ích cho bạn đọc quan tâm.